Sự việc xảy ra vào khoảng giữa tháng 2/2020, khi người tiêu dùng tại Việt Nam phát hiện hiện tượng thấm dầu tại cổ hút turbo và mặt (bưởng) cam động cơ. Hiện tượng này được ghi nhận trên các dòng xe sử dụng động động cơ diesel 2.0L tăng áp kép (bi-turbo) và sau đó có cả trên các phiên bản diesel 2.0L tăng áp đơn (single-turbo). Các xe gặp hiện tượng này được ghi nhận tại các đại lý của Ford Việt Nam ở nhiều tỉnh, thành, như Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương…
Các vị trí chảy dầu này xảy với các dòng xe dùng động cơ diesel 2.0L này nằm ở vị trí khó quan sát nên nhiều người sử dụng không lưu ý, nên khi phát hiện sự việc thì có xe đi được khoảng 1.000km, có xe đi được quãng đường dài hơn mới phát hiện ra…
Hiện tượng chảy dầu trên các dòng xe dùng động cơ diesel 2.0L tăng áp kép và tăng áp đơn, ở vị trí mặt cam, cổ hút turbo vào két làm mát khí nạp có 3 mức độ: có hơi dầu, ngấm dầu (ướt và bám bụi), chảy nhiều (làm ướt các vùng xung quanh vị trí chảy).
Sự việc này xảy ra nhưng được ghi nhận hiện tượng và cách xử lý tình huống tại các đại lý của Ford lại có sự không thống nhất, không tìm ra được lỗi, không có phương án xử lý cuối cùng… Do vậy, người tiêu dùng tại một số tỉnh phía bắc như Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh… thống nhất tổ chức cử đại diện yêu cầu đối thoại cùng Ford Việt Nam.
Sau nhiều lần bố trí, chiều 1/3/2020 vừa qua, đại diện người tiêu dùng và đại diện Ford Việt Nam đã có buổi gặp mặt tại Hà Nội để làm rõ các vấn đề mà người tiêu dùng bức xúc với sản phẩm và yêu cầu về quyền lợi đối với các mẫu xe xảy ra hiện tượng (chảy dầu) này.
Tại cuộc gặp mặt, đại diện Ford Việt Nam - ông Ngô Bá Vinh, Trưởng phòng Dịch vụ và Phụ tùng cho biết, Ford đã ghi nhận việc người tiêu dùng Việt Nam phản ánh về việc chảy dầu này trên các mẫu xe sử dụng động cơ diesel 2.0L tăng áp kép và tăng áp đơn (Bi-turbo và Single-turbo). Nguyên nhân được xác định (chính thức) là do kết dính của keo làm kín trên mặt cam không đảm bảo khiến gây ra hiện tượng thấm dầu ra ngoài.
Trong khi đó, đối với vị trí chảy dầu tại cổ hút turbo, nguyên nhân được xác định mối nối từ đường ống vào két làm mát khi nạp không kín nên trong quá trình sử dụng với áp suất cao sẽ xảy ra hiện tượng thấm, chảy dầu.
Sự việc này không xảy ra với toàn bộ các mẫu xe sử dụng các dòng xe dùng động cơ loại này (diesel 2.0L tăng áp kép và tăng áp đơn) tại Việt Nam. Tuy nhiên đại diện Ford Việt Nam cũng khẳng định việc thấm/chảy dầu trên các mẫu xe này là "có vấn đề" và trấn an người tiêu dùng bằng việc đảm bảo không có nguy cơ gây cháy từ (dầu chảy) từ khu vực cổ hút turbo.
Trong cuộc gặp mặt này, đại diện người tiêu dùng đang sử dụng các dòng xe (kể trên) đề nghị Ford Việt Nam liên hệ, kiểm tra tình trạng thấm/chảy dầu, xem xét gia hạn bảo hành động cơ (đối với các xe bị thấm/chảy dầu), và phải đảm bảo chất lượng sửa chữa đồng đều tại các đại lý của Ford Việt Nam.
Trước khi thực hiện một đợt triệu hồi sản phẩm (ôtô) liên quan đến lỗi kỹ thuật, các hãng xe phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của sự việc, mức độ nguy hiểm, quy mô/số lượng của sự việc cũng như sự liên quan (của sản phẩm) đến các thị trường khác. Chỉ khi nào các vấn đề được rõ ràng, nhà sản xuất mới thực hiện việc triệu hồi xe tại một thị trường nhất định.
Trả lời cho các đề nghị này, đại diện Ford đưa ra phương án: đề xuất 3 đại lý tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để xử lí hiện tượng chảy dầu trên các dòng xe sử dụng động cơ diesel; 2.0L tăng áp kép và tăng áp đơn, gửi thông báo và đảm bảo chất lượng xử lý theo đúng quy trình chuẩn của hãng (về vật liệu, kỹ thuật). Ngoài ra, hãng sẽ giữ liên lạc, thường xuyên trao đổi với chủ sở hữu các mẫu xe bị thấm/chảy dầu.
Về đề xuất gia hạn bảo hành động cơ (đối với các xe bị thấm/chảy dầu), đại diện Ford Việt Nam sẽ sớm có câu trả lời sau khi có những quyết định từ nhà sản xuất (Ford Thái Lan) và được phép từ tập đoàn.
Trao đổi với phóng viên chuyên mục Xe++ của Báo điện tử Dân trí liên quan đến sự việc này, đại diện Ford Việt Nam cho biết, hiện hãng đã liên hệ trực tiếp với các chủ xe gặp phải tình trạng trên (thấm/chảy dầu tại cổ hút turbo và mặt cam) và bao gồm cả những khác hàng cung cấp thông tin (về mẫu xe mình đang sử dụng) để tư vấn về kỹ thuật cũng như lên lịch kiểm tra hiện trạng của các mẫu xe đang sử dụng.
Đây là thành quả đầu tiên giữa việc giải quyết xung đột quyền lợi của người tiêu dùng và trách nhiệm của một hãng xe tại Việt Nam. Điều đáng nói là kết quả này có được là sự kết hợp giữa cá nhân sử dụng xe chứ không thông qua bất cứ một cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm nào. Và nỗ lực đối thoại với người tiêu dùng của Ford Việt Nam nên coi là việc cần phải làm, mang tính trách nhiệm đối với người tiêu dùng Việt Nam và sản phẩm.
Phương án xử lí của Ford Việt Nam:
Vệ sinh toàn bộ khu vực chảy dầu, làm sạch bề mặt (khử silicon cũ, khử dầu, xịt vệ sinh bề mặt) bằng dung dịch được chỉ định theo tiêu chuẩn.
Sử dụng keo kết dính, lực siết ốc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đảm bảo thời gian 24 giờ chờ kết dính (không nổ máy) sau đó kiểm tra, chạy thử đánh giá lần cuối trước khi giao xe.
Bộ vật tư chuẩn cho việc xử lí việc này bao gồm; dung dịch vệ sinh, keo kết dính, mặt (bưởng) cam, các loại ốc và bu-lông sử dụng 1 lần.
Chuyên mục Xe++ sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin cập nhật về sự việc này.
Việt Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét