Kể từ đầu tháng 12, khách hàng mua trả góp hai dòng xe Lux SA2.0 và Lux A2.0 chỉ cần trả trước 30% giá trị, 70% còn lại sẽ được thanh toán dưới hình thức trả góp trong vòng 8 năm. Trong 2 năm đầu tiên, hãng xe Việt sẽ chi trả toàn bộ tiền lãi vay, khách hàng chỉ cần thanh toán tiền gốc vay hàng tháng. Từ năm thứ 3 trở đi, lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng phải trả được đảm bảo không vượt quá 10,5%/năm.
Sở hữu chiếc xe 'chuẩn hạng sang' của chính mình
Biết đến chương trình qua một kênh truyền thông, anh Phan Thanh, một người kinh doanh xây dựng tại TP. HCM, tính đến chuyện đổi sang VinFast Lux A2.0 phục vụ công việc. Trước đây, mỗi khi cần gặp đối tác lớn hay chở khách hàng quan trọng, anh đều thuê một chiếc xe có giá thị trường hơn 1,6 tỷ đồng. Chi phí khoảng 1,8 - 2,2 triệu đồng/ngày, tùy thuộc vào năm sản xuất và độ mới của chiếc xe.
Anh Thanh tính toán, VinFast Lux A2.0 Tiêu chuẩn hiện có giá 1,099 tỷ đồng, chỉ cần thanh toán trước khoảng 330 triệu đồng là có xe đi. Hai năm đầu, số tiền cần trả là 7,5 triệu đồng vì được miễn lãi vay. Kể từ năm thứ 3, số tiền trả góp hàng tháng không vượt quá 11,1 triệu đồng. Theo anh, số tiền này hoàn toàn nằm trong khả năng, và không hề cao như nhiều người mường tượng mỗi khi nghe đến 'xe tiền tỷ'.
"Nếu sở hữu một chiếc xe của mình thì lợi 'cả trăm đường'", anh Thanh phân tích. "Cái thích nhất là mình có thể chủ động, nếu ai làm kinh doanh sẽ hiểu, đôi khi đêm hôm trước có người gọi điện thoại, sáng sớm hôm sau phải lên đường đi tỉnh. Nếu cần thuê, phải liên lạc ngay trong đêm, may mắn thì thuê được, không thì đành dùng chiếc hatchback A đã nhiều năm tuổi".
"Trong kinh doanh, ô tô vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để có đánh giá ban đầu về đối tác hay khách hàng", anh Thanh nói. "Vì thế, người kinh doanh thường nhắm sở hữu xe sang để 'làm đẹp' trong mắt người mình bàn bạc chuyện làm ăn. Nếu thực sự sở hữu một chiếc xe sang, nó sẽ gắn bó với hình ảnh của mình".
Anh Thanh nói thêm, xe của mình, đôi lúc cũng có thể thoải mái tận dụng để đưa gia đình đi chơi, đi picnic. "Vợ con thỉnh thoảng cũng được tận hưởng xe sang, còn với xe thuê, xong việc phải đi trả ngay để tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro", anh Thanh nói.
Lái xe thuê như ngồi trên đống lửa
Từng nhiều lần thuê xe sang, anh Thanh cho biết cảm giác lái xe thuê như "ngồi trên đống lửa". Bản thân anh đã từng một vài lần "đóng học phí" kể từ lần đầu tiên đi thuê xe.
"Thuê xe nhiều, đến giờ tôi mới chọn cho mình vài nơi uy tín để quay lại. Một lần tôi không chủ quan khi nhận bàn giao xe, đến khi trả, phía cho thuê phát hiện một vết rách lớn ở lốp sau và vết xước nhỏ ở bên cửa phụ sau dù chỉ đi loanh quanh trong thành phố. Sau một hồi cự cãi, tôi đành bồi thường 7 triệu đồng. Chuyện đã xảy ra cách đây nhiều năm rồi", anh Thanh kể.
Thuê xe trước nay tại Việt Nam khiến nhiều người e dè, bởi nếu gặp rủi ro va chạm hay hỏng hóc thì coi như gặp họa. Người thuê xe đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm, nhưng garage dịch vụ sẽ do bên thuê xe chỉ định và phải thanh toán cả chi phí tương ứng trong thời gian gián đoạn kinh doanh cho bên cho thuê.
"Ví dụ thuê một chiếc sedan Đức đời 2016 với giá 2,2 triệu đồng, nếu phải sửa chữa trong 3 ngày, tôi sẽ phải thanh toán 6,6 triệu đồng tiền gián đoạn kinh doanh", anh Thanh nói. "Thậm chí có cả tình trạng bên cho thuê 'ăn dây' với bên garage dịch vụ để 'thổi' giá sửa chữa. Nhìn chung, người chịu thiệt luôn là bên thuê xe".
Câu chuyện đi thuê xe còn rất nhiều thứ để kể. Xe cho thuê thường không được bảo dưỡng, sửa chữa cẩn thận, nên nhiều trường hợp, chiếc xe bỗng dưng hỏng vì một linh kiện nào đó vì "đã đến tuổi". Người thuê xe vẫn phải bồi thường vì dù lý do thế nào đi chăng nữa, bản cam kết thường ghi rõ "phải trả xe đúng nguyên trạng ban đầu".
Nếu bán chiếc hatchback hạng A cũ, anh Thanh sẽ thu về khoảng 240 triệu đồng. Anh dự tính bù thêm tiền để mua trả góp một chiếc VinFast Lux A2.0 Tiêu chuẩn màu đen để phục vụ gia đình và công việc. Và quan trọng hơn hết, anh được chủ động sử dụng xe của mình bất cứ lúc nào với một khoản chi phí cố định, thấp hơn nhiều so với đi thuê, đó là còn chưa kể đến những dịp lễ, Tết, giá thuê xe thường tăng ít nhất là gấp đôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét