Các bộ tiêu chuẩn này đối với xe du lịch, đứng đầu danh sách các trang bị phải được trang bị tiêu chuẩn là hệ thống phanh tự động khẩn cấp (tương tự hệ thống phanh hỗ trợ khẩn cấp trên các mẫu Ford, Mercedes-Benz hiện có tại Việt Nam), hệ thống cảnh báo làn đường...
Tiếp theo đó, hệ thống đèn phanh khẩn cấp (tương tự các mẫu Mercedes-Benz), hệ thống cảnh báo thắt đai an toàn bằng lời nói, hệ thống giám sát áp suất lốp cũng sẽ là những trang bị bắt buộc trong quy định mới của châu Âu.
Trước đó, hệ thống cảnh báo làn đường đã có trên một số mẫu xe hạng sang, và trung cao cấp (các tính năng này không xa lạ với thị trường Việt Nam với các mẫu xe mang thương hiệu Mỹ như Chevrolet Trailblazer, Ford Explorer… cho dù các mức độ cảnh báo an toàn có thể khác nhau; cảnh báo chệch làn bằng giọng nói, hỗ trợ đánh lái giữ hướng đi... Các tính năng này sẽ phải trang bị trên toàn bộ các mẫu xe tại châu Âu từ năm 2020.
Đối với từng thị trường, các bộ tiêu chuẩn đánh giá xe mới sẽ có những điều khoản khác nhau, ví dụ tại Đông Nam Á (ASEAN NCAP) sẽ chỉ đánh giá trên tiêu chí an toàn dành cho người lớn và trẻ em, trong khi tại châu ÂU (EURO NCAP) còn có thêm tiêu chuẩn về an toàn dành cho người đi bộ và các thiết bị an toàn cần có.
Ngoài ra, các tính năng điện tử hỗ trợ khác cũng nằm trong lộ trình trong 5 năm tới theo kế hoạch của EU, bao gồm hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng với xe đi trước, hệ thống cảnh báo khi phát hiện tài xế buồn ngủ, hệ thống hỗ trợ giữ làn đường ở mức cao hơn…
Trong khi đó, ở Việt Nam, tiêu chuẩn an toàn bắt buộc đối với các mẫu xe du lịch hiện còn chưa cập nhật các yêu cầu cần có về đối với hệ thống phanh ABS, túi khí, dây đai an toàn tại tất cả các vị trí... Việc các mẫu xe có sẵn các tính năng này là sự lựa chọn của các hãng để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng, cạnh tranh với các đối thủ khác cũng như giữ hình ảnh thương hiệu chung trên toàn cầu.
Dưới đây là các bài thử nghiệm EuroNCAP mà chiếc Mercedes-Benz G-Class phải thực hiện:
Việt Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét