Cụ thể, với 5 thành viên là Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha, trong quý 3/2019 vừa qua, VAMM đã bán ra 831.440 xe, giảm 3,88% so với cùng kỳ 2018. Con số này không bao gồm xe xuất khẩu.
Như vậy, kể từ đầu năm, riêng 5 thành viên của VAMM đã bán ra 2.334.890 xe, chưa kể số lượng xe bán ra của các thương hiệu xe khác từ bình dân cho đến cao cấp như Kymco, Kawasaki, Harley-Davidson… cũng như các nhà nhập khẩu xe máy không chính thức khác.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện VAMM nhận định rằng thị trường xe máy năm 2019 đang bước vào giai đoạn bão hòa, dự kiến sự tăng trưởng về doanh số sẽ không mạnh mẽ như các năm trước. Ngoài ra, thị trường xe máy đang có xu hướng dịch chuyển từ các mẫu xe phổ thông sang các mẫu xe cao cấp hơn, đặc biệt là những mẫu xe được tích hợp các công nghệ tiên tiến.
Mặc dù vậy, các thành viên VAMM cho rằng xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu, là phương tiện mưu sinh của người dân trong nhiều năm nữa.
Lý giải việc không công bố doanh số cụ thể của từng thành viên, đại diện VAMM cho biết, đó là "do những quy định nội bộ riêng của VAMM".
Trong khi đó, theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải mà chuyên trang thống kê Motorcyclesdata công bố, riêng trong tháng 9/2019 vừa qua, doanh số của thị trường xe máy Việt Nam giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cho dù phục hồi nhẹ (3%) so với tháng 8. Theo đó, các thành viên VAMM chiếm khoảng 97% tổng doanh số của thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới này (số liệu bao gồm cả xe sản xuất và nhập khẩu). Cụ thể như sau:
Số liệu thống kê này cho thấy Honda có vẻ duy trì được doanh số sau nửa đầu năm 2019 sụt giảm, với mức tăng trưởng trở lại ở mức 0,5% (chiếm 78,6 thị phần tương đương 1,84 triệu xe). Tương tự là SYM, với mức tăng 0,8%, trong khi các thành viên VAMM còn lại đều có doanh số giảm so với cùng kỳ năm ngoái: Suzuki giảm 5,9%, Piaggio giảm 7% và cao nhất là Yamaha giảm tới 23,8%.
Việt Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét