Theo luật pháp Triều Tiên, công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng, vì vậy số xe trên đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Bạn có thể biết nhiều người trên thế giới sở hữu máy bay phản lực riêng, chứ khó lòng tìm được một công dân Triều Tiên sở hữu ôtô.
Vào giờ cao điểm trong buổi sáng, tại trung tâm Thủ đô Bình Nhưỡng, hàng trăm công nhân vội vã trên các con phố, chỉ vài người đi xe đạp và càng ít người hơn ngồi sau tay lái ôtô. Vì thế, ở đây gần như không bao giờ xảy ra tắc đường. Theo một số liệu phân tích mang tính tương đối, tỷ lệ dùng xe hơi ở Triều Tiên chỉ ở mức 1/1.000 người dân.
Vào thời điểm từ những năm 1970 cho đến những năm 1980, chủ tịch Kim Jong Il đã chọn các mẫu xe Mercedes-Benz và niềm yêu thích đó của ông kéo dài cả cuộc đời. Cho đến khi ông mất vào ngày 17/12/2011, trong lễ tang của ông, người ta cũng thấy nhiều chiếc Mercedes E-class thế hệ mới cùng hàng chục xe Mercedes-Benz đời cũ đi sau linh cữu.
Muốn biết người dân Triều Tiên dùng xe gì, trước tiên phải tìm hiểu những vị lãnh tụ của họ dùng xe gì. Về cơ bản, người đứng đầu Nhà nước Triều Tiên muốn người dân đi xe loại nào thì họ phải đi loại đó.
Khi còn sống, chủ tịch Kim Jong Il được cho là sở hữu vô số xe hơi của hãng này và tổng giá trị bộ sưu tập xe khổng lồ đó lên đến 20 triệu đô la. Năm 2010, ông đã mua tới 160 chiếc xe Mercedes-Benz để tặng cho các cấp dưới của mình.
Một số xe hạng sạng ở Bắc Triều Tiên, chủ yếu là Mercedes S-Class được mua từ những năm 1970-1980, và dành cho các quan chức cao cấp chính phủ. Những người có khả năng ngồi trên một chiếc 280 SE đã chứng tỏ họ là nhân vật cao cấp, tuy vậy, những yếu nhân thường sử dụng xe Mercedes 560 ESL.
1 ôtô/1.000 người dân nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các xe hơi ở đây đều nhàm chán. Bên cạnh dòng xe sang màu đen Mercedes S-class, Triều Tiên có nhiều mẫu xe kỳ lạ khác.
Quay trở lại những năm 1980, khi Bắc Triều Tiên còn được nhận viện trợ từ Liên Xô và được cung cấp thực phẩm kèm điện nước đầy đủ, họ luôn có tham vọng đối đầu với Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực. Ví dụ, khi Hàn Quốc xây những ngôi nhà cao tầng để làm văn phòng, Bắc Triều Tiên cũng sẽ cho xây dựng một toà nhà cao hơn, thường gọi là "Khách sạn Kim Tự Tháp" mà công việc xây dựng vẫn kéo dài đến ngày nay.
Khi Hàn Quốc khởi động ngành công nghiệp ôtô, chủ tịch Triều Tiên khi đó là Kim Nhật Thành cũng yêu cầu phải có ôtô nội địa trong thời hạn sớm nhất. Mặc dù là mệnh lệnh nhưng thực tế họ chưa biết phải bắt đầu từ đâu, vì vậy, những kỹ sư Triều Tiên đã nhập khẩu vài chiếc Mercedes 190Es và sao chép phần lớn các bộ phận và cuối cùng cho ra đời dòng xe Yugo có hình dáng tương tự sản phẩm của Rolls-Royce.
Kết quả của quá trình này là chiếc Kaengsaeng 88. Xe được trang bị động cơ 4 xi lanh, không có tản nhiệt và điều hoà không khí. Sự việc này được phát hiện năm 1989 tại Bình Nhưỡng, khi đã có vài chiếc Kaengsaeng 88 đi lại trên đường phố.
Trong thập niên 1970, Triều Tiên mua 1.000 chiếc Volvo 144s từ Thuỵ Điển, một quốc gia trung lập. Hiện nay, những chiếc xe này vẫn phục vụ trong vai trò làm xe taxi cho một số ít người đủ khả năng chi trả. Đi lại bằng ôtô là hành động tương đối "xa xỉ" ở đây.
Chiếc xe cuối cùng có hình dáng khá sang trọng là một mẫu sao chép của Ssangyong Chairman, Hàn Quốc, với ngoại thất tương tự một chiếc Mercedes E-Class cách đây 20 năm. Dù không có một số liệu thống kê nào chính thức, nhưng các chuyên gia ước đoán rằng, Triều Tiên sản xuất khoảng 1.000 chiếc xe này mỗi năm, một số đã xuất khẩu sang quốc gia khác.
Trong loạt ảnh được ghi lại từ một phóng viên quốc tế khi đến thăm Triều Tiên, người ta còn thấy bóng dáng của những chiếc xe Dacia 1310s của Romania, những chiếc Volkswagens đời cũ, những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc thuộc hãng BYD hay FAW, hay thậm chí là xe Gaz69 hoặc xe tải được Liên Xô viện trợ từ thế kỷ trước.
Không có siêu xe, rất ít người được sở hữu ôtô nhưng dường như người dân Triều Tiên cảm thấy bằng lòng với những gì mình đang có.
Theo VietNamNet/CarTimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét