Toàn bộ phân khúc bán tải ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ Thái Lan, trước đây còn có các mẫu xe từ Nga (UAZ), Hàn quốc (Pronto Premio - lắp ráp trong nước)... nhưng này đã tạm dừng kinh doanh hoặc không tiếp tục nhập khẩu.
Cụ thể, năm 2018, với doanh số chỉ đạt 18.491 xe trong năm 2018, giảm tới 5.766 xe so với năm 2017, phân khúc bán tải chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (các năm 2016 và 2017 doanh số đều đạt doanh số trên 23.000 xe).
Bảng giá xe cập nhật tháng 1/2019
Có thể lý giải sự sụt giảm này chủ yếu do nguồn cung bị thiếu hụt. Đến tận tháng 6/2018, các doanh nghiệp mới có thể nối lại việc cung cấp xe cho thị trường (đầu tiên là Chevrolet Colorado). Và cho đến tháng 9/2018, mới có thêm các mẫu xe khác nối lại việc nhập khẩu - Ford Ranger, Toyota Hilux, Mazda BT-50…
Tuy nhiên, niềm vui này cũng chưa thực sự trọn vẹn, khi mà bước sang năm 2019, thông tin về việc tăng phí trước bạ (lên mức bằng 60% so với xe chở người cùng loại; ví dụ thay vì mức 2%, xe bán tải ở Hà Nội sẽ bị áp phí là 7,2%, tại Tp Hồ Chí Minh là 6%....). Các hãng xe như Ford, Toyota, Mazda sẽ thêm đau đầu với bài toán "làm giá", chưa kể việc khách hàng sẽ cân nhắc nhiều hơn trước khi mua xe.
Doanh số cụ thể phân khúc bán tải tại Việt Nam trong năm 2018:
(*) Do nhà phân phối Nissan tại Việt Nam không công bố thông tin doanh số Navara, nên mẫu xe bán tải này không có tên trong bảng tổng kết trên. 2018 là năm cuối cùng Nissan Việt Nam phân phối xe (Nissan) tại Việt Nam trước khi có sự thay đổi từ các nhà đầu tư.
Xem thêm:
- Thị trường ôtô Việt Nam năm 2017: Xe bán tải nào bán nhiều nhất?
- Xe nào được quan tâm nhất phân khúc bán tải tại Việt Nam?
- Người Việt Nam "yêu" xe bán tải nào nhất năm 2015?
Việt Hưng
Đồ họa: Ngọc Diệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét